Bệnh thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Giải đáp từ chuyên gia

Thoát vị đĩa đệm là bệnh lý xương khớp phổ biến tại nước ta. Bệnh gây ra những cơn đau nhức dai dẳng, gây cản trở tới vận động và cuộc sống hàng ngày của người bệnh. Vì vậy vấn đề thoát vị đĩa đệm có chữa được không? là thắc mắc của hầu hết người bệnh khi mắc thoát vị. Hãy cùng lắng nghe lời giải đáp của lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường về vấn đề này trong bài viết sau đây. 

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không

Cột sống được tạo thành từ các chuỗi xương riêng lẻ và được chia tách bởi đĩa đệm. Mỗi đĩa đệm được tạo nên từ một vòng ngoài cứng, và bên trong đĩa đệm chứa dịch hạt, hơi nhầy, trong suốt, không có màu. Nhờ đó mà đĩa đệm có tác dụng hỗ trợ sự linh hoạt của cơ thể, đồng thời giảm chấn động, giảm xóc giúp thể chịu lực được tốt hơn,

Thoát vị đĩa đệm xảy ra khi lớp nội mạc thoát khỏi đốt sống khiến cho nhây nhầy chảy ra ngoài và chèn ép lên các dễ thần kinh gây, yếu và tê ở vùng cổ, lưng, cánh tay và cẳng chân. Bệnh sinh ra do nhiều nguyên nhân như tuổi tác, do chấn thương, do làm việc, vận động quá sức hoặc sai tư thế, hoặc xuất phát từ các bệnh lý bẩm sinh tại vùng cột sống như gù, vẹo thoái hoá cột sống,…

Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?

Theo lương y Đỗ Minh Tuấn – Giám đốc chuyên môn nhà thuốc Đỗ Minh Đường cho biết: Rất khó để xác định thoát vị đĩa đệm có chữa được không, hiện tại chưa có câu trả lời chính xác cho vấn đề này, bởi thoát vị đĩa đệm có chữa được không còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố.

  • Tình trạng bệnh lý: Với người thoát vị đĩa đệm nhẹ có thể điều trị đạt tỷ lệ thành công cao hơn với các trường hợp bệnh nặng hay đã gặp phải tình trạng chèn ép lên dây thần kinh, tuỷ sống. Ngoài ra số lượng đĩa đệm bị tổn thương trên cột sống cũng quyết định tới hiệu quả điều trị.
  • Phương pháp điều trị: Nhiều người quan niệm rằng uống thuốc hay phẫu thuật có thể điều trị khỏi thoát vị đĩa đệm. Tuy nhiên phẫu thuật chỉ có tác dụng khi bệnh quá nặng còn việc uống thuốc Tây y chỉ làm mờ triệu chứng trong thời gian ngắn, không thể chữa tận gốc thoát vị đĩa đệm. Vì vậy, người bệnh cần phát hiện sớm bệnh và thăm khám kịp thời để tìm ra giải pháp điều trị phù hợp nhất, tránh tự ý điều trị theo các mẹo dân gian, hay tự kê toa, bốc thuốc.
  • Sự kiên trì của người bệnh: Thoát vị đĩa đệm không thể khỏi trong ngày 1 ngày 2 điều trị, để có thể mang lại kết quả tích cực nhất đòi hỏi người bệnh phải luôn kiên trì và có niềm tin.
  • Yếu tố nghề nghiệp: Nếu người bệnh đang có nhu cầu điều trị thoát vị đĩa đệm nhưng đặc thù công việc đòi hỏi phải thường xuyên mang vác vật nặng, cúi người liên tục, hoặc công việc thường xuyên phải uống rượu bia, hút thuốc lá thì quá trình chữa bệnh thường không đạt hiệu quả cao.
  • Địa chỉ điều trị: Để quá trình điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao nhất người bệnh cần lựa chọn các các cơ sở ý tế hay phòng khám uy tín, nên ưu tiên địa chỉ tập hợp đủ các yếu tố như: cơ sở vật chất hiện đại, đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm và có tâm với nghề, nơi đã có nhiều bệnh nhân phản hồi tốt,…

Bên cạnh đó, yếu tố chăm sóc sau khi phẫu thuật cũng đóng vai trò không nhỏ trong suốt quá trình điều trị bệnh. Do đó, người bệnh sau khi lành bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để tránh những tư thế, thói quen ảnh hưởng xấu đến cột sống, ngăn ngừa bệnh tái phát.

Điều trị thoát vị đĩa đệm như thế nào?

Để điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao nhất, người bệnh cần song song thực hiện các bài tập thể dục giúp đưa đĩa đệm về vị trí ban đầu. Đồng thời bổ sung các chất dinh dưỡng cần thiết cho đĩa đệm, cột sống chắc khoẻ đàn hồi tốt. Dưới đây là những phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo:

Nghỉ ngơi

Khi phát hiện mình bị thoát vị đĩa đệm, người bệnh nên nghỉ ngơi trong một vài ngày giúp giảm sưng và giúp cho tổn thương mau lành. Nếu bị đau lưng, bệnh nhân tuyệt đối không cúi người hoặc nên mang vác vật nặng. Tốt nhất trong thời gian nghỉ ngơi, bệnh nhân nên vận động nhẹ nhàng, kết hợp chườm nóng hoặc lạnh vào vị trí đau để giảm đau, làm mềm khớp và cơ. Nếu sau khoảng 1 – 2 ngày nghỉ ngơi tình trạng không cải thiện, người bệnh nên lập tức tới các cơ sở uy tín để khám và xác định nguyên nhân gây bệnh để kịp thời điều trị đúng cách.

Nghỉ ngơi chữa thoát vị đĩa đệm
Nghỉ ngơi chữa thoát vị đĩa đệm

Sử dụng thuốc Tây để điều trị thoát vị đĩa đệm

Trong trường hợp bị thoát vị đĩa đệm ở giai đoạn sớm, khi bao sơ chưa bị rách, người bệnh thường được bác sĩ chỉ định sử dụng thuốc. Dưới đây là một số loại thuốc Tây chữa thoát vị đĩa đệm:

  • Các loại thuốc không kê đơn như ibuprofen (Motrin, Advil) hoặc naproxen (Aleve Naprosyn) giúp giảm đau và giảm sưng viên tức thì. Tuy nhiên, không nên sử dụng quá 10 ngày khi chưa tham khảo ý kiến của bác sĩ.
  •  Thuốc giảm đau Narcotic như codeine hay oxycodone-acetaminophen được dùng trong thời gian ngắn nếu như các loại thuốc OTC không mang lại hiệu quả.
  • Thuốc giãn cơ giúp làm giảm co thắt ở vùng thắt lưng hoặc các loại thuốc trầm cảm cũng có tác dụng giảm đau dây thần kinh hiệu quả.

Nếu nghỉ ngơi, uống thuốc giảm đau không hiệu quả, bệnh nhân có thể được chỉ định tiêm một loại thuốc steroid vào trong ống sống hay còn gọi là tiêm màng cứng. Steroid có thể giúp làm giảm sưng viêm, giúp người bệnh cử động dễ dàng hơn và giảm đau do thoát vị đĩa đệm.

Lưu ý: Mặc dù có tác dụng cải thiện các cơn đau nhanh chóng nhưng các loại thuốc này chỉ giúp làm giảm triệu chứng chứ chưa tác động vào nguyên nhân gây bệnh nên vẫn có nguy cơ tái phát cao. Đồng thời, nếu người bệnh lạm dụng thuốc Tây lâu dài có thể dẫn tới tác dụng phụ cho hệ tiêu hoá, hệ tim mạch và sức đề kháng của cơ .

Vật lý trị liệu

Để cải thiện tình trạng thoát vị đĩa đệm, người bệnh có thể kết hợp việc dùng thuốc với vật lý trị liệu theo đúng chỉ dẫn của bác sĩ. Việc kiên trì thực hiện các kỹ thuật trị liệu sau sẽ giúp bệnh nhân cải thiện đáng kể tình trạng bệnh:

  • Liệu pháp nóng lạnh
  • Thuỷ liệu pháp
  • Massage mô sâu
  • Kích thích dây thần kinh qua da
  • Điện trị liệu hoặc nhiệt trị liệu
  • Kéo dãn cột sống.

Bên cạnh việc thực vật lý trị liệu, người bệnh có thể áp dụng thêm một số bài tập căng cơ giúp duy trì sự linh hoạt của cơ, tập các bài tập aerobic, đi bộ hoặc đi xe đạp,…

Phẫu thuật

Hầu hết những bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm đều không cần phẫu thuật. Nghỉ ngơi và điều trị bằng phương pháp thông thường có thể cải thiện triệu chứng trong vòng 4 – 6 tuần. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, khi tình trạng thoát vị chèn ép toàn bộ lên rễ thần kinh vùng đuôi ngựa gây hội chứng chùm đuôi ngựa (biểu hiện bí đại tiểu tiện, mất cảm giác xung quanh hậu môn và bộ phận sinh dục, lúc này bệnh nhân cần phải được phẫu thuật ngay để ngăn biến chứng gây yếu tay/chân hoặc liệt. Thêm vào đó, bác sĩ sẽ đề nghị phẫu thuật nếu bệnh nhân tiếp tục gặp phải các vấn đề:

  • Tê hoặc yếu
  • Khó đứng thẳng hoặc đi bộ
  • Mất kiểm soát bàng quang và ruột.

Tuy nhiên, phẫu thuật đòi hỏi chi phí cao, tiềm ẩn nhiều rủi ro ở trong hoặc sau quá trình phẫu thuật. Vì vậy, khi thấy thoát vị đĩa đệm biểu hiện nặng, người bệnh cần tới các bệnh viện lớn, uy tín để thăm khám và chẩn đoán tình hình cụ thể trước khi quyết định thực hiện phẫu thuật.

Đông y chữa thoát vị đĩa đệm

Song song cùng với sự phát triển của Y học hiện đại, Đông y chữa thoát vị đĩa đệm tuy đã tồn tại từ lâu nhưng vẫn được nhiều bệnh nhân áp dụng bởi tính an toàn, hiệu quả và ít rủi ro. Đông y sử dụng hoàn toàn thảo dược tự nhiên để chữa thoát vị đĩa đệm, nổi bật như: cỏ xước, vương đốt đằng, cây trinh nữ,…

Sở dĩ Đông y được nhiều người ưa chuộng bởi chúng không chỉ có tác dụng giảm đau, kháng viêm, trị phong thấp và tái tạo sụn khớp mà nó còn giúp phục hồi lục phủ ngũ tạng, giúp cơ thể khoẻ từ bên trong. Nhờ vâỵ mà thuốc Đông y có thể điều trị thoát vị đĩa đệm an toàn, hiệu quả và không tái phát.

Tuy nhiên, để việc điều trị thoát vị đĩa đệm đạt hiệu quả cao bên cạnh việc kiên trì áp dụng, người bệnh cũng nên lựa chọn các nhà thuốc Đông y uy tín. Hiện nay, trên thị trường các sản phẩm thuốc Đông y được quảng cáo tràn lan, khó kiểm soát, nếu không may bạn sử dụng phải sẽ không thể tránh khỏi tiền mất tật mang.

Đông y chữa thoát vị đĩa đệm
Đông y chữa thoát vị đĩa đệm

Nguyên nhân điều trị thoát vị đĩa đệm không khỏi

Nhiều bệnh nhân thường thắc mắc là tại sao điều trị thoát vị đĩa đệm mãi không khỏi? mà họ thường bỏ qua những yếu tố quen thuộc sau đây:

1. Phương pháp điều trị không phù hợp

Khi phát hiện bản thân bị thoát vị đĩa đệm, nhiều bệnh nhân thường tự ý mua thuốc mà không có sự chỉ định của bác sĩ. Đây thường là các loại thuốc giảm đau, giãn có tác dụng tức thì nhưng tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh như: gia tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ, đau dạ dày, suy thận,….

Để hạn chế được những rủi ro trên, cũng như tiết kiệm được tối đa thời gian điều trị, khi thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở vùng cột sống, người bệnh nên tới ngay các cơ sở y tế uy tín để được chẩn đoán bệnh chính xác và tìm ra phương án điều trị phù hợp

2. Không tuân thủ chỉ định của bác sĩ

Với tâm lý nóng lòng, muốn nhanh hết bệnh, người bệnh thường tự ý kết hợp các phương pháp điều trị khác nhau hoặc tự ý ngưng điều trị khi thấy cơn đau thuyên giảm. Điều này khiến cho hiệu quả điều trị giảm, làm cơn đau nhanh chóng tái phát, thậm chí còn khiến bệnh ngày càng nghiêm trọng hơn.

3. Chế độ sinh hoạt không khoa học sau điều trị

Chế độ sinh hoạt đóng vai trò không nhỏ đối với thành công của toàn bộ quá trình điều trị. Vì vậy, việc bệnh nhân không duy trì chế độ sinh hoạt hợp lý sẽ khiến cho bệnh có khả năng tái phát cao. Một số trường hợp bệnh nhân có đặc thù công việc phải mang vác vật nặng, ngồi làm việc lâu,… sẽ khiến cho việc điều trị trở nên vô nghĩa, vì “một bên chữa, một bên phá”.

Chính vì vậy, để đảm bảo hiệu quả điều trị cao nhất, trong thời gian áp dụng các phương pháp chữa bệnh cũng như thời gian hồi phục người bệnh cần tham khảo ý kiến bác sĩ để có được chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học nhất. Ngoài ra, việc tránh những tư thế hoặc thói quen xấu đến cột sống cũng giúp ngăn ngừa sự tái phát của bệnh thoát vị đĩa đệm.

Trên đây là toàn bộ lời giải đáp cho vấn đề “thoát vị đĩa đệm có chữa khỏi được không?”. Hy vọng sau bài viết này người bệnh đã có thể rút kinh nghiệm, khắc phục những điểm sai lầm trong điều trị thoát vị đĩa đệm. Chúc các bạn mau khỏi bệnh!

Ngày đăng: 20/11/2018 - Cập nhật lúc: 9:25 AM , 11/01/2021

Đặt lịch hẹn khám

[Bạn hỏi bác sĩ Tuấn trả lời]: Bài thuốc nam đặc trị thoát vị đĩa đệm của nhà thuốc Đỗ Minh Đường có hiệu quả không bác sĩ?

(Chị Trang Như): Sử dụng thuốc giảm đau và thuốc bổ xương khớp tuy nhiên không hiệu quả phải làm sao?

(Bạn Hoàng Ngân): Hỏi về cách đặt thuốc của nhà thuốc Đỗ Minh Đường

Bị thoát vị đĩa đệm có quan hệ được không? Xem câu trả lời từ chuyên gia

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Lê Thị Bích Hằng - Nam Định Đã đặt lịch khám

Nguyễn Thị Thanh - Hải Dương Đã đặt mua thuốc

Đỗ Thị Mây - Hải Dương Đã đặt mua thuốc

Vũ Văn Thưởng - Khánh Hòa Đã đặt lịch khám

Đinh Thị Cạch - Khánh Hòa Đã đặt mua thuốc

Phạm Thị Trang - Hà Nội Đã đặt lịch khám

Nguyễn Thị Hằng - Hà Nội Đã đặt lịch khám

Đậu Thị An - Hải Phòng Đã đặt lịch khám

Phạm Khánh Băng - Hải Dương Đã đặt lịch khám

Cao Văn Liết - Hải Phòng Đã đặt lịch khám

Nguyễn Viết Quân - Hải Dương Đã đặt lịch khám

Đỗ Thị Xuân - Hà Nội Đã đặt lịch khám

Nguyễn Thị Liên - Bắc Giang Đã đặt mua thuốc

Hoàng Xuân Lịch - Hà Nội Đã đặt mua thuốc

Lại Tiến Thuật - Khánh Hòa Đã đặt lịch khám

Lê Hoàng Trung - Khánh Hòa Đã đặt lịch khám

Phùng Thị Hải Vân - Lạng Sơn Đã đặt lịch khám

Trần Anh Tài - Hà Nội Đã đặt lịch khám

Hà Thị Thanh Thủy - Hải Phòng Đã đặt lịch khám

Bùi Tân Sơn - Hồ Chí Minh Đã đặt lịch khám

Phạm Thị Thúy Hằng - Hải Phòng Đã đặt lịch khám

Phạm Quốc Thắng - Gia Lai Đã đặt lịch khám

Ẩn

Tư vấn khám chữa bệnh Miễn phí

Chat