Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Thoát vị đĩa đệm là bệnh về xương khớp mà nhiều người gặp phải hiện nay. Bệnh gây ra những cơn đau nhức vùng cột sống, đau thần kinh toạ, một vài trường hợp có thể gây tê bì chân tay làm ảnh hưởng xấu tới cuộc sống hàng ngày. Vậy bệnh thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Nếu không điều trị kịp thời những biến chứng nào có thể xảy ra?
Thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không?
Đĩa đệm là bộ phận nằm giữa ở các đốt sống được cấu tạo bởi 3 phần chính là nhân nhầy, mâm sụn và vòng sợi. Có nhiệm vụ chính là bảo vệ cột sống, đảm bảo sự linh hoạt cho hoạt động của cột sống. Chính vì vậy, khi hiện tượng thoát vị đĩa đệm xảy ra sẽ ảnh hưởng nhất định và có khả năng gây nguy hiểm cho người bệnh.
Có nhiều yếu tố tác động đến mức độ của bệnh ở từng bệnh nhân. Nếu bệnh được phát hiện sớm ở giai đoạn đầu và điều trị kịp thời, bệnh hoàn toàn có thể được kiểm soát. Tuy nhiên, ngược lại nếu bệnh đã bước vào giai đoạn nặng mà không được điều trị đúng cách sẽ khiến vòng sợi bị rách làm xẹp các đốt sống, khớp cột sống hư hại. Điều này khiến nhân nhầy thoát ra ngoài, chèn ép vào tuỷ và rễ thần kinh gây ra tình trạng teo cơ, giảm vận động hay thậm chí là bại liệt ở một số bộ phận của cơ thể.
Vậy thoát vị đĩa đệm có nguy hiểm không? Theo các chuyên gia, thoát vị đĩa đệm tuy không phải là bệnh lý cấp cứu, trực tiếp đe dọa tới tính mạng, nhưng thoát vị đĩa đệm diễn biến mức độ nặng không chỉ gây đau đớn mà còn tiềm ẩn nhiều nguy cơ cho cơ thể. Điều này khiến cuộc sống người bệnh gặp nhiều khó khăn. Bên cạnh đó, nguyên lý bệnh sinh của thoát vị đĩa đệm còn gây ra những cơn đau nhức thường xuyên gây ảnh hưởng tới sức khoẻ, tâm lý và cuộc sống hàng ngày của người bệnh.
Những biến chứng nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm
Mặc dù không phải là căn bệnh nan y nhưng mức độ nguy hiểm của thoát vị đĩa đệm thực sự ám ảnh nhiều người. Ngay khi bệnh mới xuất hiện, nó đã làm ảnh hưởng và xáo trộn cuộc sống của người bệnh.
Khả năng vận động giảm sút rõ rệt, tất cả các động tác cúi, gập người, ưỡn hay trở mình thành nỗi ám ảnh của người bệnh. Trong trường hợp không can thiệp kịp thời, đúng cách, bệnh có thể gây ra một số biến chứng nghiêm trọng như:
Ảnh hưởng dây và rễ thần kinh
Vùng cột sống là nơi có nhiều dây thần kinh chạy dọc, do đó tình trạng thoát vị đĩa đệm xảy ra có thể sẽ làm cho các rễ thần kinh bị tổn thương, khiến người bệnh đau nhức, khó chịu. Tùy theo tình trạng chèn ép và vị trí chèn ép của khối thoát vị lên gốc rễ dây thần kinh mà người bệnh sẽ có triệu chứng bệnh khác nhau.
Trường hợp dây thần kinh bị chèn ép nhẹ, người bệnh sẽ cảm nhận được những cơn tê ở khu vực lưng, vị trí cột sống. Tình trạng nặng, những cơn đau sẽ tăng lên, kèm cảm giác ngứa ran như bị kim chân.
Nếu khối thoát vị xuất hiện ở vị trí đốt sống cổ, tình trạng đau nhức này sẽ lan rộng theo đường rễ thần kinh bị chèn ép xuống cánh tay, bàn tay và ngón tay. Khối thoát vị nằm ở cột sống thắt lưng, thì còn đau sẽ từ từ lan xuống đùi, cẳng chân và bàn chân.
Nếu không can thiệp kịp thời thời, về lâu về dài tình trạng này có thể làm cho tay, chân dần suy giảm khả năng hoạt động, thậm chí là teo nhỏ lại. Người bệnh gặp cản trở trong việc di chuyển, cả những hoạt động nhỏ cũng gây ra cảm giác đau đớn dữ dội.
Hạn chế vận động
Thoát vị đĩa đệm gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến cột sống khiến cho khả năng vận động, đi lại bị ảnh hưởng. Người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện các động tác đứng lên, ngồi xuống, xoay hay cúi người. Đồng thời các cơn đau xuất hiện âm ỉ vùng cột sống lưng và kéo xuống đùi và chân khiến người bệnh liên tục gặp phải cơn tê, nhức khó chịu và việc di chuyển cũng không được thuận lợi như trước.
Không chỉ gây tổn thương lên vùng cột sống thắt lưng, thoát vị đĩa đệm còn có thể chèn máu lưu thông đến các cơ, khiến chất dinh dưỡng không thể chuyển đến cơ và gây teo cơ. Lúc này người bệnh sẽ mất đi khả năng lao động, mọi sinh hoạt trở nên khó khăn hơn. Nguy hiểm hơn là người bệnh có khả năng đối mặt với nguy cơ bại liệt một phần hoặc có khi là nửa người. Đây là biến chứng nặng nhất đối với người bị thoát vị đĩa đệm.
Rối loạn cảm giác
Thoát vị đĩa đệm gây tê chân là biến chứng phổ biến nhất. Rối loạn cảm giác ở khu vực khoang da tương ứng với các rễ dây thần kinh bị tổn thương do thoát vị đĩa đệm gây ra. Phổ biến nhất là người bệnh mất cảm giác nóng, lạnh và và mất đi cảm giác chân tay.
Rối loạn đại tiểu tiện
Thoát vị đĩa đệm khiến cho khớp xương ở vùng cột sống lệch ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên rễ dây thần kinh dẫn đến hiện tượng rối loạn cơ tròn, khi đó người bệnh sẽ mắc phải chứng bệnh đại tiểu tiện không tự chủ. Ban đầu, vùng xương cùng bị bí tiểu, sau đó người bệnh bị đái dầm và nước tiểu chảy ra một cách thụ động.
Mắc hội chứng đuôi ngựa
Người bị thoát vị đĩa đệm có khả năng cao mắc phải hội chứng đuôi ngựa. Nó xuất hiện theo các tầng thoát vị theo vị trí khác nhau, ở những vị trí đoạn sống lưng khác nhau. Các biểu hiện thường gặp phải đó là rối loạn cảm giác, rối loạn cơ thắt ngoại vi và liệt vận động chi dưới:
- Hội chứng đuôi ngựa trên: Các vị trí L1, L2, L3 bị thoát vị khiến thần kinh ngoại vi bị tê liệt hoàn toàn, làm cho vị trí từ bẹn cho đến chân mất hoàn toàn khả năng vận động.
- Hội chứng đuôi ngựa giữa: Thoát vị xảy ra ở vị trí L3, L4, L5 dẫn đến tình trạng rối loạn cơ thắt ngoại vi khiến người bệnh không còn cảm giác ở cẳng chân, ngón chân, bàn chân và thậm chí là mặt sau của đùi. Điều này khiến người bệnh gặp khó khăn khi thực hiện động tác gập chân.
- Hội chứng đuôi ngựa dưới: Vị trí thoát vị L5 – S1 sẽ tạo nên tình trạng rối loạn cảm giác khu vực đáy chậu khiến người bệnh đối mặt với một số biến chứng liên quan đến chi hai dưới.
Có thể thấy rằng bệnh thoát vị đĩa đệm nếu không được điều trị sớm, dứt điểm sẽ dẫn đến nhiều biến khó lường cho người bệnh. Vì vậy, người bệnh không nên chủ quan đối với căn bệnh này. Nếu nhận thấy những dấu hiệu bất thường, hãy nhanh chóng tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám và khắc phục kịp thời.
Thoát vị đĩa đệm có chữa được không?
Thoát vị đĩa đệm có thể hoàn toàn kiểm soát nếu được phát hiện sớm, chẩn đoán đúng, kiểm soát kịp thời. Dưới đây là một số biện pháp khắc phục thoát vị đĩa đệm phổ biến mà người bệnh có thể tham khảo:
Nghỉ ngơi cải thiện thoát vị đĩa đệm
Nghỉ ngơi đúng cách có thể giúp bạn hạn chế tình trạng sưng, viêm do thoát vị đĩa đệm gây ra. Bạn nên tránh thực hiện các động tác gây ảnh hưởng tới vùng đĩa đệm tổn thương như cúi gập người, khiêng gật vật nặng khi bị đau nhức lưng, hay tránh giữ nguyên một tư thế quá lâu, xoay người mạnh khi bị đau nhức cổ.
Tốt nhất người bệnh nên dành thời gian nghỉ ngơi trên giường, tuy nhiên hạn chế nằm quá lâu. Đồng thời thực hiện một vài động tác nhẹ nhàng để làm mềm khớp. Ngoài ra trong trường hợp cơn đau tăng nặng, người bệnh có thể áp dụng phương pháp chườm nóng lạnh để giảm đau, giảm sưng viêm hiệu quả.
Sử dụng thuốc Tây
Quá thăm khám, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị cho từng bệnh nhân. Dưới đây là một số loại thuốc Tây sử dụng nhiều trong điều trị thoát vị đĩa đệm:
- Thuốc giảm đau, giảm sưng như ibuprofen hoặc naproxen. Tuy nhiên, những loại thuốc này khuyến cáo không nên sử dụng quá 10 ngày, nếu tiếp tục sử dụng phải có sự chỉ định của bác sĩ.
- Các loại thuốc giãn cơ như mydocalm, myonal,… được chỉ định trong trường hợp co cứng cột sống.
- Thuốc giảm đau Narcotic được sử dụng trong trường hợp thuốc OTC không có tác dụng. Loại thuốc này cũng chỉ nên sử dụng trong thời gian ngắn để tránh các tác dụng phụ đối với tim mạch, hệ tiêu hoá.
Áp dụng phương pháp vật lý trị liệu
Áp dụng vật lý trị liệu là một trong những phương pháp giúp hồi phục các cơ và phần đĩa đệm bị xô lệch, từ đó kiểm soát thoát vị đĩa đệm. Dưới đây là các cách thức được sử dụng phổ biến nhất là:
- Kéo giãn cột sống: Thực hiện bằng cách tạo ra các lực cơ học để tác động vào cột sống, kéo giãn khoảng cách giữa các đốt sống giúp giải phóng các dễ thần kinh bị chèn ép, giảm đau hiệu quả,…
- Phương pháp nhiệt: Sử dụng 2 loại là nhiệt nóng, nhiệt lạnh giúp giảm đau tại chỗ, giãn cơ, giảm chèn ép của đĩa đệm lên dễ dây thần kinh và các cơ.
- Áp dụng các bài tập phù hợp, đạp xe, đi bộ giúp thư giãn cơ, giúp các cơ xương hoạt động linh hoạt hơn.
- Ngoài ra người bệnh có thể tham khảo các phương pháp như siêu âm trị liệu thoát vị đĩa đệm, sử dụng điện kích thích, laser, sóng cao tần,…
Phẫu thuật chữa thoát vị đĩa đệm
Phẫu thuật không phải là phương pháp được ưu tiên lựa chọn để chữa thoát vị đĩa đệm. Bởi, biện pháp này tiềm ẩn nhiều rủi ro cho người bệnh. Trường hợp bệnh nhân có đĩa đệm bị thoái hoá ở giai đoạn nặng, các biện pháp khắc phục nội khoa không còn hiệu quả, bác sĩ mới cân nhắc tiến hành phẫu thuật cho bệnh nhân.
Việc tiến hành phẫu thuật sẽ giúp bệnh nhân loại bỏ đi khối thoát vị, bỏ đi những cơn đau nhức để cột sống được phục hồi. Sau khi phẫu thuật người bệnh cần được chăm sóc đúng cách, được theo dõi nếu thấy các triệu chứng và biểu hiện lạ.
Bài viết trên đây là những giải đáp cho vấn đề: Thoát vị đĩa đệm có chữa được không? Hy vọng bạn đã có những biện pháp chăm sóc sức khoẻ cũng như lựa chọn được những biện pháp điều trị phù hợp, giúp loại bỏ cơn đau do thoát vị đĩa đệm gây ra nhanh chóng và toàn diện nhất.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!