Giải đáp thắc mắc: Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không là thắc mắc của không ít người bệnh. Để có câu trả lời chính xác, vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập đến chi tiết hơn qua nội dung chia sẻ dưới đây.
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?
Thoát vị đĩa đệm là tình trạng bao xơ đĩa đệm đã bị rách khiến nhân nhầy bên trong thoát ra ngoài, chèn ép lên rễ thần kinh. Trong giai đoạn đầu, người bệnh chỉ có cơn đau nhức tại nơi bị tổn thương. Càng về sau thì các triệu chứng càng tăng dần về mức độ, có thể gây cảm giác đau âm ỉ hoặc dữ dội và lan dần sang các vị trí khác theo đường dây thần kinh bị chèn ép.
Vậy, thoát vị đĩa đệm có hít đất được không? Động tác này rất có lợi cho sức khỏe người bình thường nhưng đối với người bệnh thoát vị sẽ tạo ra những tác động xấu đến cột sống và đĩa đệm. Rất có thể bệnh lý sẽ chuyển biến theo hướng phức tạp hơn.
Theo ý kiến từ các bác sĩ chuyên khoa cho biết, việc hít đất sẽ không tác động xấu đến bệnh lý nếu người bệnh biết cách luyện tập mỗi ngày. Khi đang bị thoát vị, bạn nên tránh luyện tập với cường độ quá mạnh bởi có thể tạo sức ép lớn lên vùng bị tổn thương.
Lưu ý dành cho người bị thoát vị đĩa đệm khi hít đất
Hít đất rất tốt cho sức khỏe trong điều kiện bạn luyện tập đúng tư thế. Ngược lại nếu tập sai cách sẽ khiến bệnh tình càng trở nên nghiêm trọng hơn, cơ thể đau nhức, tác động xấu đến vị trí đĩa đệm đã bị thoát vị.
Vì vậy, khi hít đất người bệnh thoát vị đĩa đệm cần phải chú ý đến một số vấn đề sau đây:
- Luyện tập hít đất theo đúng động tác mà huấn luyện viên đã hướng dẫn.
- Không nên luyện tập hít đất quá sức, tránh tập cường độ mạnh bởi sẽ gia tăng lực áp lên vị trí đĩa đệm bị thoát vị khiến bệnh thêm nặng
- Khi hít đất nếu thấy có cơn đau gia tăng thì cần dừng việc tập luyện bởi rất có thể bạn đang tập sai.
Hướng dẫn cách hít đất dành cho người bị thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm có hít đất được không, luyện tập như thế nào vừa đúng cách, an toàn, đạt hiệu quả cao chúng tôi sẽ hướng dẫn chi tiết ngay sau đây:
Khởi động trước khi tập hít đất
Người mới tập hít đất đang bị thoát vị đĩa đệm nên đeo dây đai lưng để bảo vệ. Mục đích của việc này là bảo vệ phần cột sống, tránh gây ảnh hưởng xấu và làm giảm lực tác động vào lưng.
- Khởi động thật kỹ các khớp và cơ trước khi thực hiện động tác hít đất.
- Tập kéo giãn cơ chân để giải phóng cơ bắp cơ thể, hỗ trợ việc luyện tập càng trở nên dễ dàng hơn.
- Cách kéo giãn cơ chân được thực hiện như sau:
- Để chân phải lên một chiếc bàn cao sau đó gập người vào sát chân và giữ nguyên tư thế đó trong thời gian 15 giây rồi trở về vị trí ban đầu.
- Thực hiện động tác tương tự với chân còn lại, mỗi bên làm 5 lần là được.
Hướng dẫn cách hít đất chuẩn
- Đối với vị trí bàn tay: Đặt tay ở phí trước phần vai và ngực, hướng thẳng về phía trước.
- Đối với vị trí khuỷu tay: Không hướng khuỷu tay ra ngoài quá một góc 45 độ. Với người mới luyện tập nên chú ý không đẩy khuỷu tay theo hướng ra ngoài quá nhiều để tránh tạo áp lực lên cổ tay dẫn đến tổn thương khớp.
- Tư thế hít đất luôn cố gắng giữ thăng bằng trong quá trình thực hiện, tránh ngẩng lên hoặc cúi xuống sẽ khiến tình trạng thoát vị càng trở nên nghiêm trọng hơn. Luôn giữ thẳng người, không tự ý thả lỏng cơ bởi sẽ tạo lên áp lực lên cột sống, tay,… Không nên đưa người lên quá cao hay hạ cơ mông xuống quá thấp sẽ gây ảnh hưởng xấu đến cột sống.
- Tư thế đầu tránh ngẩng lên quá cao hay cúi xuống quá thấp bởi có thể gây ảnh hưởng xấu đến vùng cột sống cổ, gây mất cân bằng khiến tình trạng thoát vị đĩa đệm càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Những động tác thể thao có thể thay thế cho hít đất
Nếu bạn lo lắng việc hít đất sẽ khiến tình trạng bệnh lý càng trở nên nghiêm trọng hơn thì hãy đổi sang một trong những động tác vận động nhẹ nhàng, có hiệu quả dưới đây đã được các chuyên gia khuyến cáo nên áp dụng:
Bơi lội nhẹ nhàng nếu không hít đất
Bơi lội là một môn thể thao phổ biến, khá an toàn trong trường hợp nào cũng có thể áp dụng được. Người bệnh luyện tập môn thể thao này thường xuyên sẽ giúp cho các khớp gân được di chuyển linh hoạt, giãn cơ, giảm áp lực lên đĩa đệm.
Mỗi ngày, người bệnh nên dành khoảng thời gian từ 20 đến 30 phút để luyện tập vừa tốt cho sức khỏe vừa cải thiện được triệu chứng. Tuyệt đối không nên luyện tập quá sức hay quá lâu sẽ gây tác dụng ngược.
Đi bộ nhẹ nhàng thay cho hít đất
Đi bộ nhẹ nhàng sẽ giúp cơ thể thêm phần khỏe mạnh, các khớp đầu gối được vận động một cách linh hoạt không những thế sức khỏe tim mạch cũng được cải thiện đáng kể.
Người bị thoát vị đĩa đệm chỉ cần dành khoảng 15-30 phút để đi bộ mỗi ngày sẽ giúp tình trạng bệnh lý được cải thiện tốt. Các chuyên gia về sức khỏe khuyên nên đi bộ vào sáng sớm hoặc chiều muộn bởi đây là thời điểm không khí trong lành, bạn sẽ thấy thư giãn, thoải mái, vận động có hiệu quả hơn.
Khi mới bắt đầu đi bộ, bạn nên đi nhẹ nhàng, không đi nhanh, không chạy nhanh, chạy gấp. Bước đi và nhịp thở phối hợp nhịp nhàng, đều đặn, hít vào bằng mũi, thở ra bằng miệng. Điều hòa hơi thở để tránh hiện tượng bị mất sức.
Tập yoga để chữa thoát vị đĩa đệm
Yoga không chỉ giúp tăng cường sức khỏe, cải thiện vóc dáng mà còn có tác dụng hỗ trợ điều trị bệnh. Một số động tác yoga có tác dụng hỗ trợ chữa thoát vị đĩa đệm bạn có thể áp dụng tại nhà như sau:
Tư thế yoga Dog Bird: Đầu tiên hãy quỳ 2 tay và 2 chân lên sàn nhà, thực hiện đồng thời co chân trái ra sau, đưa tay phải ra trước. Giữ nguyên tư thế này trong 30 giây sau đó thực hiện tương tự với bên còn lại. Động tác yoga này thực hiện mỗi ngày từ 15 đến 20 lần.
Tư thế yoga Bridge pose: Động tác yoga này có tác dụng hỗ trợ điều trị yoga rất tốt và được các chuyên gia sức khỏe khuyến cáo người bệnh luyện tập thường xuyên. Bạn chỉ cần nằm thẳng lưng trên sàn nhà, dùng lực hông co đầu gối và nhấc toàn bộ lưng và hông lên mặt đất giống hình cây cầu. Giữ nguyên tư thế trong vòng 20 giây sau đó trở về vị trí như ban đầu. Mỗi lần tập thực hiện 10 đến 15 lần.
Tư thế yoga ngoái cổ nhìn phía sau: Đầu tiên bạn cần nằm úp người xuống mặt đất, hai chân duỗi thẳng ra phía sau, hai tay đặt phía trước cơ thể. Đưa phần thân trước cơ thể hướng lên trên, thân sau giữ cố định. Sau đó ngoái cổ nhìn ra phía sau. Giữ nguyên động tác trong thời gian 15 giây rồi trở lại vị trí ban đầu. Thực hiện động tác mỗi ngày từ 10 đến 15 lần bệnh lý sẽ được cải thiện hoàn toàn. Bài tập này rất tốt cho những ai bị thoát vị và thoái hóa cột sống cổ.
Cách phòng ngừa bệnh thoát vị đĩa đệm
Thoát vị đĩa đệm gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống và sức khỏe của người bệnh. Nếu bạn chủ động thực hiện các biện pháp phòng tránh sẽ hạn chế được nguy cơ mắc bệnh. Cụ thể như sau:
- Nên tập thể dục thể thao với cường độ phù hợp mỗi ngày để cải thiện sức khỏe, duy trì một cơ thể dẻo dai.
- Khi ngủ không nên kê đầu hoặc lưng quá cao sẽ gây ảnh hưởng đến cột sống.
- Hạn chế mang vác vật quá sức, tốt nhất nên lựa chọn công việc phù hợp với sức khỏe, tránh làm việc căng thẳng.
- Ngồi đúng tư thế, chọn bàn ghế phù hợp với chiều cao cơ thể. Nên đi lại vận động nhẹ nhàng để máu lưu thông, co giãn cơ bắp nếu ngồi quá lâu.
- Nên đi giày có kích cỡ vừa chân, tránh đi giày quá cao sẽ không tốt cho hệ cột sống
- Thường xuyên bóp tay, chân, bấm huyệt để thư giãn cơ.
- Chế độ ăn uống nên bổ sung các loại thực phẩm có nhiều canxi như sữa, phomai, bông cải xanh, các loại đậu, cá,…
- Vitamin D, K, omega 3, magie trong măng tây, trứng, gan, sữa,…rất cần thiết đối với chúng ta đặc biệt là người bị thoát vị đĩa đệm.
- Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh để tăng cân quá nhanh, quá béo hay quá gầy để hạn chế nguy cơ mắc bệnh.
- Nên đeo túi ở hai bên vai, tránh đeo một bên.
- Người bị thoát vị đĩa đệm không nên dùng đồ có cồn, chất kích thích đặc biệt là thuốc lá, rượu bia.
- Bệnh nhân đang bị thoát vị đĩa đệm cần tránh ăn thịt bò, thịt trâu, đồ ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên xào, tránh dùng mì ống, mì trắng, đồ ăn cay nóng, thực phẩm muối chua, đồ nội tạng động vật,…
- Thường xuyên đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, đảm bảo tình trạng cơ thể luôn ở mức tốt nhất.
- Tránh nằm quá lâu trong 1 tư thế, không nên nằm sấp khi ngủ bởi có thể làm tăng nguy cơ bị thoái hóa cột sống dẫn đến thoát vị.
- Khi có biểu hiện đau mỏi bạn nên chủ động đến ngay cơ sở y tế để kiểm tra, tìm phương pháp điều trị sớm nhất tránh để các triệu chứng càng trở nên nghiêm trọng hơn.
- Người có tiền sử bị chấn thương hoặc đang mắc bệnh về xương khớp cần chú ý điều trị bệnh sớm, thường xuyên thăm khám để có thể phát hiện bệnh, tìm cách xử lý.
- Cân đối giữa lịch làm việc và nghỉ ngơi hợp lý, đảm bảo ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày đảm bảo có một sức khỏe tốt để phòng bệnh.
- Nên nghỉ ngơi khi cơ thể mệt mỏi đặc biệt là vùng bị đau nhức như thắt lưng, cổ, vai,…
- Có thể sử dụng thêm thực phẩm chức năng để bổ sung những dưỡng chất cần thiết mà cơ thể đang thiếu.
Như vậy, chúng tôi đã giúp bạn tìm hiểu thông tin về vấn đề “thoát vị đĩa đệm có hít đất được không?”, nên luyện tập như thế nào là đúng cách, cách phòng ngừa bệnh. Hi vọng bài đọc đã chia sẻ cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến bệnh lý. Nếu có triệu chứng bất thường hãy chủ động đến ngay cơ sở y tế để khám và điều trị trước khi có biến chứng.
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!