Phồng đĩa đệm nên ăn gì, kiêng gì để bệnh nhanh khỏi?

Phồng đĩa đệm ăn gì để nhanh khỏi là vấn đề người bệnh cần biết bởi chế độ dinh dưỡng tác động một phần đến việc điều trị. Cụ thể hơn về vấn đề này chúng tôi sẽ đề cập đến ngay dưới đây để bạn đọc hiểu rõ hơn, chủ động xây dựng một chế độ ăn uống phù hợp với tình trạng cơ thể.

Phồng đĩa đệm nên ăn gì để nhanh khỏi?

Trước khi tìm hiểu sâu về vấn đề “phồng đĩa đệm nên ăn gì” hãy tìm hiểu qua đôi nét về căn bệnh này. 

Phồng đĩa đệm là tình trạng vỏ sợi vòng của đĩa đệm bị tổn thương khiến bộ phận này bị lệch và lồi ra ngoài. Tuy nhiên phần nhân nhầy bên trong vỏ bao xơ chữa thoát hẳn ra ngoài. 

Phồng đĩa đệm nên ăn gì? Kiêng gì
Phồng đĩa đệm nên ăn gì? Kiêng gì

Bệnh lý này khá phổ biến đặc biệt ở độ tuổi người cao tuổi, người thường xuyên lao động nặng. Người bệnh sẽ gặp nhiều bất tiện trong cuộc sống, thậm chí có thể mất chức năng vận động nếu không điều trị kịp thời hay áp dụng sai cách. 

Tùy theo mức độ và vị trí tổn thương bác sĩ sẽ hướng phác đồ điều trị phù hợp với tình trạng của bệnh nhân. Bên cạnh đó bạn cần chú ý về chế độ dinh dưỡng để thời gian hồi phục được rút ngắn. 

Người mắc bệnh về xương khớp nói chung và phồng đĩa đệm nói riêng cần có một chế độ dinh dưỡng riêng. Nguyên tắc xây dựng thực đơn phải đảm bảo 3 yếu tố: 

  • Bổ sung các loại thực phẩm cần thiết cho cơ thể như canxi, vitamin, khoáng chất, axit béo tự nhiên,…
  • Hạn chế tiêu thụ những loại thực phẩm không tốt cho sức khỏe và quá trình điều trị bệnh. 
  • Không sử dụng chất kích thích, đồ có cồn như thuốc lá, rượu bia, cà phê,…

Vậy, phồng đĩa đệm nên ăn gì để nhanh khỏi nội dung dưới đây sẽ đề cập đến chi tiết hơn. 

Phồng đĩa đệm ăn gì nhanh khỏi? – Thực phẩm nhiều vitamin

Trong chế độ dinh dưỡng của người bị phồng đĩa đệm ăn gì để nhanh khỏi chắc chắn không thể thiếu nhóm vitamin. 

Chế độ ăn uống cung cấp đủ các loại vitamin cần thiết như C, E, glucosamine và chondroitin rất cần thiết để người bệnh nhanh chóng hồi phục lại sức khỏe. Các loại vitamin này rất tốt cho đĩa đệm, hỗ trợ đàn hồi tốt hơn, ngăn chặn sự suy yếu và nứt vỡ vòng sợi. 

Những loại thực phẩm có nhiều vitamin người bệnh nên bổ sung thường xuyên như: Các loại hoa quả có màu sắc sặc sỡ, dưa hấu, dứa (thơm), lê, đào,…

Thực phẩm có nhiều canxi cần thiết cho người bị phình đĩa đệm

Một chế độ dinh dưỡng bổ sung đầy đủ canxi rất cần thiết đối với xương khớp đặc biệt là quá trình hồi phục của cột sống và đĩa đệm. Chính vì thế bạn nên chú ý bổ sung loại thực phẩm này trong chế độ dinh dưỡng ngày ngày của mình. 

Những loại thực phẩm có nhiều canxi người bị phồng đĩa đệm nên bổ sung trong chế độ dinh dưỡng hàng ngày có thể kể đến như thủy hải sản, các loại ngũ cốc, sữa,…

Tuy nhiên, bạn cần chú ý không nên dùng quá 600mg canxi mỗi ngày để tránh hiện tượng thừa chất. Nếu cơ thể có quá nhiều canxi nhưng thiếu hụt vitamin D thì mọi thứ sẽ vô nghĩa. 

Phồng đĩa đệm nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi
Phồng đĩa đệm nên ăn thực phẩm chứa nhiều canxi

Phồng đĩa đệm ăn gì nhanh khỏi – Chất đạm và chất xơ không thể thiếu

Khi đề cập đến vấn đề, phồng đĩa đệm ăn gì nhanh khỏi chắc chắn không thể thiếu chất đạm và chất xơ. Đây không chỉ là nhóm chất giúp tình trạng bệnh lý được cải thiện nhanh chóng mà còn cần thiết cho các hoạt động khác trong cơ thể, duy trì một sức khỏe bình thường. 

Bạn có thể bổ sung rau xanh, trái cây, củ quả, các loại cá, thịt vào chế độ ăn hàng ngày để đảm bảo cơ thể có đủ lượng chất xơ và đạm cần thiết. Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, người bị phồng đĩa đệm cần ăn khoảng 200 đến 300g thịt gia cầm mỗi ngày và 300 đến 400g rau củ quả tươi. 

Uống mỗi ngày một ly rượu vang nhỏ

Rượu bia không tốt cho sức khỏe nhưng nếu biết cách sử dụng hợp lý sẽ mang đến hiệu quả tích cực cho cơ thể, đặc biệt là rượu vang. Mỗi ngày bạn dùng một ly rượu vang nhỏ sẽ tốt cho hệ tiêu hóa, kích thích hấp thu dưỡng chất vào cơ thể diễn ra nhanh, thúc đẩy việc hồi phục của cột sống diễn ra nhanh hơn. 

Vang đỏ rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm
Vang đỏ rất tốt cho người bị thoát vị đĩa đệm

Người bị phồng đĩa đệm ăn gì – Bổ sung omega 3

Omega 3 – axit béo tự nhiên có tác dụng làm chậm quá trình lão hóa, ngăn chặn những tổn thương ở sụn và đĩa đệm do bệnh lý gây ra. Phồng đĩa đệm ăn gì để nhanh khỏi chắc chắn không thể thiếu nhóm chất này. 

Có nhiều loại thực phẩm chứa omega 3 tốt cho người bị phồng đĩa đệm bạn có thể sử dụng thường xuyên trong chế độ ăn uống của mình như các loại cá biển (cá hồi, cá thu, cá ngừ,…), các loại rau có màu xanh đậm (bông cải xanh, cải xoong, mùi tây, rau chân vịt,…), đậu phụ, súp lơ trắng, bí ngô, các loại hạt như hạt óc chó, hạt lanh,…

Người bệnh cần uống đủ nước mỗi ngày

70% cơ thể con người là nước vì vậy bạn cần đảm bảo cơ thể luôn được cung cấp đủ nước để duy trì các hoạt động. Nếu cơ thể bị thiếu nước sẽ khiến đĩa đệm bị giảm độ đàn hồi nhanh hơn, dễ bị tổn thương trước các tác động ngoại lực, thoái hóa. 

Mỗi ngày bạn cần duy trì uống đủ từ 2 đến 2,5 lít nước vừa đảm bảo các hệ cơ quan khác được hoạt động trơn tru, bình thường, hiệu quả vừa tốt cho cột sống nhất là đĩa đệm. 

Chế độ dinh dưỡng rất quan trọng đối với người bị phồng đĩa đệm. Bạn nên chủ động xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý, thay đổi món ăn trong các bữa vừa tránh cảm giác nhàm chán vừa đảm bảo cơ thể có đủ chất dinh dưỡng. 

Ví dụ như, bữa trưa bạn có thể ăn canh cá, bông cải xanh,….dùng thêm hoa quả tươi để tăng cường vitamin và các khoáng chất cần thiết. Buổi tối nên ăn nhiều rau xanh, uống thêm sữa đậu nành hoặc sữa tươi để xương thêm phần chắc khỏe. 

Các loại thực phẩm nên tránh ăn khi bị phồng đĩa đệm

Ngoài thông tin “phồng đĩa đệm nên ăn gì” người bệnh cần chủ động tìm hiểu về các loại thực phẩm cần tránh để không ảnh hưởng đến việc điều trị và sức khỏe. Cụ thể như sau: 

Bị phồng đĩa đệm không nên ăn chất béo động vật

Một trong những loại thực phẩm mà người bị phồng đĩa đệm nên tránh chính là mỡ động vật. Thực phẩm này sẽ khiến hàm lượng cholesterol trong máu tăng cao dẫn đến các phản ứng viêm xuất hiện ở mức độ nghiêm trọng. 

Nếu ăn mỡ động vật các triệu chứng đau nhức do phồng đĩa đệm càng trở nên nghiêm trọng hơn. Không những vậy, người bệnh còn có nguy cơ bị béo phì, cân nặng gia tăng tạo áp lực lên cột sống, tăng nguy cơ bị thoát vị đĩa đệm. 

Những loại thực phẩm có chứa nhiều chất béo động vật mà bạn nên tránh gồm có dăm bông, thịt mỡ, đồ chiên xào, đồ nhiều dầu mỡ, đồ đóng hộp,…

Người bị phồng đĩa đệm nên hạn chế ăn mỡ thực vật
Người bị phồng đĩa đệm nên hạn chế ăn mỡ thực vật

Hạn chế ăn các loại thịt đỏ và đồ có nhiều đường

Trong chế độ dinh dưỡng của người bị phồng đĩa đệm nên tránh ăn các loại thịt đỏ như thịt chó, thịt bò, thịt trâu, thịt dê,… Thành phần trong nhóm thực phẩm này sẽ ngăn chặn quá trình chuyển hóa vào xương, không tốt cho việc điều trị bệnh. 

Nếu cần bổ sung thịt đỏ trong chế độ dinh dưỡng, bạn chỉ nên ăn 2 lần mỗi tuần, mỗi lần chỉ ăn khoảng 200g để tránh hiện tượng đau nhức cột sống. 

Tránh sử dụng chất kích thích và đồ uống có cồn 

Trong các loại đồ uống có cồn hoặc chất kích thích như rượu bia, cà phê,…có nhiều hợp chất không tốt với sức khỏe. Nếu sử dụng quá nhiều sẽ khiến hàm lượng khoáng chất và canxi trong cơ thể bị suy giảm dẫn đến hiện tượng loãng xương, tăng tính nghiêm trọng của phồng đĩa đệm và dẫn đến thoát vị đĩa đệm. 

Không chỉ với người bị phồng đĩa đệm, người bình thường không nên sử dụng đồ uống có cồn và chất kích thích. 

Phồng đĩa đệm nên ăn gì? Kiêng gì – Hạn chế ăn đồ cay nóng khi đang bị bệnh

Các món ăn có nhiều gia vị cay nóng sẽ khiến triệu chứng đau nhức càng trở nên nghiêm trọng hơn, bệnh tình sẽ chuyển biến theo chiều hướng xấu. Nếu đang bị phồng đĩa đệm bạn ăn quá nhiều đồ cay nóng sẽ khiến lượng canxi và khoáng chất của cơ thể bị hao hụt. 

Không ăn các loại thực phẩm có chứa purin và fructose

Trong chế độ dinh dưỡng của người bị phồng đĩa đệm bạn cần tránh ăn các loại thực phẩm chứa nhiều purin và fructose. Các loại chất này khi đi vào cơ thể sẽ kích thích phản ứng viêm, tình trạng đau nhức càng trở nên nghiêm trọng hơn. 

Những thực phẩm chứa purin và fructose người bị phồng đĩa đệm nên tránh ăn gồm có thịt gia cầm, gia súc, cà muối và nội tạng động vật. 

Nhóm thực phẩm ít purin
Nhóm thực phẩm ít purin

Phòng ngừa bệnh phồng đĩa đệm như thế nào 

Nguyên nhân hình thành phồng đĩa đệm là do yếu tố bên ngoài và một phần thói quen xấu hàng ngày. Bên cạnh chế độ dinh dưỡng phù hợp, bạn nên chủ động thực hiện các biện pháp phòng ngừa dưới đây để hạn chế nguy cơ mắc bệnh tối đa: 

  • Bạn cần xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo cơ thể được cung cấp đầy đủ các dưỡng chất cần thiết. 
  • Duy trì một thói quen sống lành mạnh, có giờ giấc sinh hoạt, làm việc và nghỉ ngơi hợp lý. 
  • Thường xuyên luyện tập thể thao để nâng cao sức đề kháng, giúp bệnh lý được hồi phục nhanh hơn. Người bị phồng đĩa đệm có thể luyện tập các môn thể thao nhẹ nhàng như đạp xe, bơi lội, đi bộ, yoga,.. Chú ý không nên vận động quá sức sẽ khiến tình trạng sức khỏe càng trở nên nghiêm trọng hơn. 
  • Chú ý khởi động kỹ càng trước khi luyện tập để các cơ và xương khớp được làm quen trước với cường độ tập, dẻo dai, linh hoạt và tránh những chấn thương ngoài ý muốn khi luyện tập. 
  • Khi vận động mạnh cần chú ý đặc biệt là khi nâng các vật nặng từ dưới thấp lên cao. Bạn nên nhờ sự hỗ trợ từ dụng cụ hoặc sự giúp đỡ từ những người khác. 
  • Không nên ngồi quá lâu trong 1 tư thế, thường xuyên đi lại sau 30 hoặc 60 phút ngồi làm việc liên tiếp. 
  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý, tránh tăng cân quá mức bởi sẽ tạo áp lực lên cột sống, làm tăng nguy cơ bị bệnh về cột sống trong đó có phình đĩa đệm. 
  • Tránh ngủ gục trên bàn hoặc nằm sấp để tránh tác động xấu đến sức khỏe. 
  • Hạn chế nằm mềm quá mềm và nằm vòng bởi không tốt cho cấu trúc xương. Người bệnh có thể sử dụng công cụ hỗ trợ để duy trì cột sống giữ đúng tư thế như nẹp lưng, đai lưng, gối đỡ thắt lưng,…
  • Khi nâng vật từ dưới thấp lên trên cao bạn cần thực hiện đúng tư thế để hạn chế tổn thương lên các đĩa đệm. 
  • Thường xuyên đi khám định kỳ để có thể phát hiện bệnh sớm, tìm ra hướng xử lý kịp thời. 
  • Ngay khi có triệu chứng bạn nên chủ động đi khám ngay để tìm biện pháp điều trị, tránh để bệnh lý chuyển biến theo hướng tiêu cực. 
  • Sử dụng thực phẩm chức năng để bổ sung dưỡng chất cần thiết cho cơ thể khi điều trị bệnh phồng đĩa đệm. 

Phồng đĩa đệm ăn gì, kiêng gì để nhanh khỏi chúng tôi đã chia sẻ chi tiết để bạn đọc hiểu rõ hơn. Chế độ dinh dưỡng chỉ tác động một phần đến quá trình điều trị vì vậy người bệnh cần chú ý thực hiện theo đúng phác đồ chữa bệnh bác sĩ đưa ra và chủ động phòng ngừa để có kết quả tốt nhất. 

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: 

Ngày đăng: 12/11/2018 - Cập nhật lúc: 10:46 AM , 07/12/2020

Đặt lịch hẹn khám

Bài thuốc Nam Đỗ Minh Đường chữa thoát vị đĩa đệm cổ: Đánh giá khách quan từ chuyên gia và người bệnh

Mách nhau phương pháp điều trị thoát vị đĩa đệm triệt để, an toàn từ bài thuốc gần 150 năm

Hành trình chữa thoát vị đĩa đệm

Không ngờ có một ngày tôi có thể chiến thắng bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống

Ưu nhược điểm khi điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser

Điều trị thoát vị đĩa đệm bằng laser 

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

Lê Thị Bích Hằng - Nam Định Đã đặt lịch khám

Nguyễn Thị Thanh - Hải Dương Đã đặt mua thuốc

Đỗ Thị Mây - Hải Dương Đã đặt mua thuốc

Vũ Văn Thưởng - Khánh Hòa Đã đặt lịch khám

Đinh Thị Cạch - Khánh Hòa Đã đặt mua thuốc

Phạm Thị Trang - Hà Nội Đã đặt lịch khám

Nguyễn Thị Hằng - Hà Nội Đã đặt lịch khám

Đậu Thị An - Hải Phòng Đã đặt lịch khám

Phạm Khánh Băng - Hải Dương Đã đặt lịch khám

Cao Văn Liết - Hải Phòng Đã đặt lịch khám

Nguyễn Viết Quân - Hải Dương Đã đặt lịch khám

Đỗ Thị Xuân - Hà Nội Đã đặt lịch khám

Nguyễn Thị Liên - Bắc Giang Đã đặt mua thuốc

Hoàng Xuân Lịch - Hà Nội Đã đặt mua thuốc

Lại Tiến Thuật - Khánh Hòa Đã đặt lịch khám

Lê Hoàng Trung - Khánh Hòa Đã đặt lịch khám

Phùng Thị Hải Vân - Lạng Sơn Đã đặt lịch khám

Trần Anh Tài - Hà Nội Đã đặt lịch khám

Hà Thị Thanh Thủy - Hải Phòng Đã đặt lịch khám

Bùi Tân Sơn - Hồ Chí Minh Đã đặt lịch khám

Phạm Thị Thúy Hằng - Hải Phòng Đã đặt lịch khám

Phạm Quốc Thắng - Gia Lai Đã đặt lịch khám

Ẩn

Tư vấn khám chữa bệnh Miễn phí

Chat